Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thông tư gồm 5 Chương, 33 Điều và 9 Phụ lục kèm theo.
So với các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết và tham gia, Quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có một số điểm mới như: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; Quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo; Công thức tính RVC: ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô); Danh mục PSR được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể. Do đặc thù cấu trúc danh mục PSR thuộc CPTPP, Thông tư gồm 3 danh mục PSR: danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, danh mục PSR đối với xe và các bộ phận, phụ kiện và danh mục PSR đối với các mặt hàng còn lại.
De Minimis trong CPTPP quy định tỷ lệ “linh hoạt” cho phép nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng quy tắc “Chuyển đổi mã số hàng hóa” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa. Riêng đối với hàng dệt may, tỷ lệ “linh hoạt” này ở mức tối đa 10% trọng lượng của hàng hóa hoặc 10% trọng lượng của loại sợi hoặc vải quyết định phân loại mã số hàng hóa.
Mẫu C/O mẫu CPTPP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP cũng được ban hành kèm theo Thông tư.
Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5 đến 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.
Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 và các quy định khác có liên quan.
Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 03 năm 2019.
Đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu.
Thông tư số 03/2019/TT-BCT được Bộ Công Thương xây dựng với tinh thần khẩn trương xây dựng văn bản nội luật hóa nhằm thực hiện các cam kết tại Hiệp định CPTPP.
Theo TT WTO VCCI http://www.trungtamwto.vn
Nguồn: Báo Công thương
Thông tư được đính kèm dưới đây:
Thông tư số 03/2019/TT-BCT
http://knalogvn.com/upload/files/03%202019%20TT-BCT%20CPTPP.pdf
Phụ lục I - Quy tắc cụ thể mặt hàng
Phụ lục II - Điều khoản liên quan đến Quy tắc cụ thể mặt hàng cho xe và các bộ phận, phụ kiện của chúng
Phụ lục III - Trường hợp ngoại lệ áp dụng De Minimis
Phụ lục IV - Mẫu C/O CPTPP của Việt Nam
Phụ lục V - Mẫu tờ khai bổ sung C/O CPTPP của Việt Nam
Phụ lục VI - Hướng dẫn kê khai C/O và Tờ khai bổ sung C/O CPTPP
Phụ lục VII - Quy tắc cụ thể mặt hàng đối với hàng dệt may
Phụ lục VIII - Danh mục nguồn cung thiếu hụt
Phụ lục IX - Danh mục các Cơ quan, Tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP của Việt Nam
- Tân Cảng Sài Gòn tập trung phát triển cảng biển, logistics, vận tải biển (15.01.2020)
- Năm 2019: Vận tải hàng hóa tăng 9,7% (31.12.2019)
- Xuất siêu 9,9 tỷ USD năm 2019, cao nhất trong 4 năm (30.12.2019)
- EVFTA giúp gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics (26.12.2019)
- Cửa ngõ quan trọng của Đông Nam Á: Vì sao logistics Việt vẫn chưa đủ mạnh? (13.12.2019)
- Lương ngành logistics hàng nghìn USD mỗi tháng vẫn khó tuyển người (13.12.2019)
- Nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm tới ngành logistics Việt (11.12.2019)
- Xuất khẩu rau quả đạt 3,5 tỷ USD (09.12.2019)
- Ngành dịch vụ hậu cần: Mở rộng quy mô thị trường nhờ CPTPP (04.12.2019)
- Hơn 2.900 container vô chủ tồn đọng tại cảng biển TP. Hồ Chí Minh (03.12.2019)